Ngành thực phẩm 2022 , thử thách và lối đi

Dân số thế giới thế giới hiện tại đạt 7.8 tỷ người (2021 ). Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực SDGs (Sustainable Development Goals) đã được thành lập chính thức từ năm 2015 với sứ mệnh đạt được 17 mục tiêu giải quyết triệt để vấn đề an ninh lương thực đến năm 2030. Trong 4 năm đầu, với nỗ lực của ngành thực phẩm nói riêng và cả thế giới chung đã đạt được những bước tiến đột phá trong quá trình hành động. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, với sự ảnh hưởng của dịch Sars-Covid 19 trên toàn cầu đã gây ra nhiều khó khăn và thách thức. Chưa bao giờ số lượng và tốc độ tìm kiếm những thông tin về sức khỏe và thực phẩm bùng nổ như bây giờ. Đây có thể xem là một cơ hội và thác thức lớn dành cho ngành công nghiệp thực phẩm trong việc thay đổi để thích ứng với xu hướng nhu cầu toàn thế giới.

Dưới đây là những chia sẽ về xu hướng , thách thức và giải pháp của ngành thực phẩm , hãy cùng nhau tìm hiểu:

Xu hướng thế giới

Thách thức và khó khăn

Giải pháp bền vững

Xu hướng và nhiệm vụ

1. Tư duy về sự phát triển bền vững cơ thể

85% người tiêu dùng ở Anh chấp nhận việc sử dụng các loại thực phẩm dành cho sự  phát triển bền vững của cơ thể . Tỷ lệ này không đồng đều giữa các nơi , nhưng đang được truyền tải nhanh và rộng hơn bao giờ hết trong 2 năm qua. Mọi người trên thế giới dần dành thời gian rãnh để tìm hiểu thêm về kiến thức dinh dưỡng và thông tin thực phẩm từ đó khi quyết định mua thực phẩm người tiêu dùng sẽ chú ý nhiều hơn đến thông số thành phần , chất lượng và sự an toàn từ thực phẩm đến nguyên liệu đóng gói.

2. Ăn linh hoạt thuần thực vật

Trong “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện”- T.Collin Campbell đã nhiều lần nhấn mạnh tầm ảnh hưởng và sức quan trọng của khái niệm của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và những minh chứng về sự thay đổi tích cực của việc sử dụng chế độ ăn thuần thực vật.

Theo báo cáo của Whole Food Market, ăn thuần thực vật được xem là một trong những xu hướng dẫn đầu vào năm 2022, càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng xu hướng cắt giảm bớt lượng thực phẩm động vật như thịt , cá, phô mai. … ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm thực vật thay thế trong cùng nhóm dinh dưỡng. Việc từ bỏ hẳn thức ăn động vật vẫn là một thách thức  trong khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng nên thay vì lựa chọn hẳn một chế độ ăn thuần thực vật họ đã lựa chọn là  linh hoạt trong việc ăn thuần thực vật . Khi phải lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc động vật , chất lượng và hàm lượng chất dinh dưỡng đặc thù luôn là ưu tiên hàng đầu.

Ảnh minh họa

3. Thực phẩm chức năng

Mùi vị , hương vị và sự bắt mắt luôn là tiêu chuẩn chính lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng hàng thập kỉ qua . Cùng với sự phát triển toàn cầu ,thực phẩm có chức năng với vai trò rõ ràng trong việc duy trì sức khỏe tốt dần trở thành một tiêu chuẩn lựa chọn của người tiêu dùng, thị trường của các sản phẩm Whey-protein (một loại thực phẩm chức năng bổ sung protein ) đạt giá trị 9.79 tỉ USD và dự kiến 18.56 tỉ USB vào năm 2028 .  

Một trong những ví dụ điển hình khác về tầm ảnh hưởng của thực phẩm chức năng là sữa chua. Một loại thực phẩm gần gũi và dễ tiếp cận , với những  giá trị về dinh dưỡng không thể bàn cãi.

4. An ninh lương thực.

An ninh lương thực luôn là mục tiêu hàng đầu của thế giới. Sự xuất hiện của SARs-Covid cùng với những biện pháp giãn cách xã hội đã giúp con người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc dự trữ lương thực tiêu dùng trong thời gian dài. Không chỉ là những vấn đề riêng của các nước thứ 3 mà còn là xu hướng của nhóm nước phát triển , nhu cầu dự trữ thực phẩm chất lượng và hạn sử dụng lâu đang tăng cao hơn bao hơn hết .  

Nạn đói vẫn đang tiếp diễn

Thách thức và khó khăn

1. Hiện thực hóa khoa học

Thực phẩm và dược là 2 ngành có tiêu chuẩn đối với sản phẩm gắt gao hơn hầu hết vì đó là những sản phẩm được con người sử dụng trực tiếp. Vì vậy đối với những sản phẩm mới áp dụng khoa học ( Thực phẩm chuyển đổi gene, thực phẩm dược liệu…) không thể nào áp dụng rộng rãi và đưa đến tay người tiêu dùng ngay mà cần có thời gian khảo nghiệm và tốn rất nhiều công sức nghiên cứu, sàng lọc.  Nhìn được vấn đề trên, hầu hết những tập đoàn thực phẩm đứng đầu thế giới đều không tiếc tiền để xây dựng các đội ngũ khoa học xuất sắc đương đầu với thách thức và xử lý vấn đề trên. Vậy đối với những công ty không có khả năng xây dựng đội ngũ cho riêng mình thì sẽ làm cách nào, phần giải pháp sẽ gợi ý một số cách.

Rau thủy canh

2. Chuỗi cung ứng gián đoạn

Ngày 23/3/2021, siêu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez. Đến 4:30, 29-3, siêu tàu Ever Given chính thức được giải cứu hoàn toàn. Sự việc trên đã làm đứt gãy tạm thời chuỗi cung ứng trị giá 400 tr USD / mỗi giờ. Chưa có con số thống kê cụ thể về sự thiệt hại ngành thực phẩm nói riêng, nhưng với đặc thù thời hạn sử dụng hàng hóa , ngành thực phẩm chắc chắn là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề trong sự cố hi hữu trên.

Một ví dụ khác, trong suốt thời gian phong tỏa tháng 8,9 tại Tp. Hồ Chí Minh , đã xảy ra hiện tượng nhiều gia đình không có đồ ăn tươi phải ăn thực phẩm đóng hộp hay mì gói nhiều ngày liền nhưng hàng hóa tươi ùn ứ tại cửa ngõ không thể vào thành phố dẫn đến tình trạng hàng tấn rau củ quả phải bỏ đi vì hư hỏng.

Trên đây là 2 ví dụ rõ ràng về những sự cố trong chuỗi cung ứng của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, còn nhiều vấn đề hơn nữa đang hiện hữu trong các chuỗi cung ứng hiện tại và sau này.

Trong tương lai với sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu ( sa mạc hóa tăng nhanh, lũ lụt bất thường và kéo dài… ) việc đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu vẫn còn là một thử thách lớn. Chưa nói đến sự phân bố không đồng đều lượng thực phẩm giữa các khu vực hiện tại.

3. Lãng phí.

Lãng phí thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhói, vượt quá những thiệt hại về tài sản hay vật chất đơn thuần.  

Nói riêng về ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam Tình trạng lãng phí thực phẩm xảy ra ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng, từ lúc bắt đầu được thu hoạch cho đến khi thành thức ăn. ¼ lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi đến được nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương 3,9 tỷ USD, khoảng 2% GDP của Việt Nam. (Khảo sát của CEL Consulting, công ty chuyên cung cấp các giải pháp tư vấn, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và vận hành nông nghiệp). Mặc khác để bù đắp cho lượng sản phẩm mất đi chuỗi cung ứng phải gia tăng sản xuất , việc này lại tạo ra một lượng thực phẩm lãng phí, tất cả như một vòng tròn bệnh lý.

Lượng rác thải từ thực phẩm lãng phí còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của nhiều nơi, thậm chí số khu vực, nhưng khu tập kết rác thải còn gây ra ô nhiễm môi trường xung qunh. Qua đó gia tăng tỉ lệ dịch bệnh trong khu vực đó tạo áp lực lên cho các ngành khác.

Giải pháp bền vững

1. Hợp tác, chia sẽ

Sự hợp tác ở đây không nên phân chia bất cứ quy mô hay giai đoạn, đối với quy mô nhỏ nhất là người với người , nếu thức ăn dư hãy giành cho những người không đủ, nếu am hiểu về thực phẩm và sức khỏe hay chia sẽ và lan truyền đến cho những người chưa biết. Ở mức độ xã hôi, những công ty nhỏ nên cố gắng hợp tác với các tập đoàn lớn để được chia sẽ những dây chuyền sản xuất hay bản quyền sản phẩm, bớt một chút lợi nhuận để đạt được bước tiến đột phá.Khi phương án trên không thể áp dụng , hãy cố gắng tìm và đầu tư cho các công trình nghiên cứu phi lợi nhuận, hoặc có thể tối ưu hóa sản phẩm đặc thù… Ở phạm vi toàn cầu , việc các nước bắt tay nhau để giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu đã được khẳng định bằng SDGs , nhưng cần nhiều sự chia sẽ hơn từ các nước phát triển, ngoài việc cung cấp thực phẩm đơn thuần hãy chia sẽ nhiều hơn các phương pháp để tạo ra nguồn thực ẩm ổn định. “Hãy cho một người cần câu và dạy họ cách câu, chứ đừng cho họ một con cá”

Chia sẽ để cùng nhau vượt qua

2. Tự động hóa toàn cầu

Ở một số nơi trên thế giới tự động hóa ngành thực phẩm đã được hiện thực hóa nhiều năm. Ví dự như nông trại tại Tây Ban Nha hay Irasel , chuỗi máy bán hàng tự động tại Nhật Bản, hay mới nhất là Robot thay shipper giao đồ ăn tại Bắc Kinh…..Thực tế việc tự động hóa đã mang đến nhiều lợi ích , có thể tìm đọc thêm tại đây . Tin chắc rằng tương lai khi tầm ảnh hưởng của việc tự động hóa được mở rộng trên quy mô toàn cầu sẽ khắc phục nhiều vấn đề của ngành thực phẩm nói riêng và an ninh lương thực cả thế giới nói chung.

Dây chuyền sản xuất tự động

3. Đón đầu xu thế

Đây vừa là một giải pháp vừa là một bước đột phát của ngành thực phẩm. Khi xu hướng khác hàng thay đổi việc thích ứng kịp với xu hướng ấy là một lợi thế , nhưng đón đầu xu hướng với sự chuẩn bị kĩ càng mới đạt được vị trí dẫn đầu. Nhiều tập đoàn thực phẩm hàng đầu đã sử dụng những phương thức Marketing xoay quanh mục tiêu nâng cao sức khỏe nhiều dùng để tiếp cận khách hàng trong những năm trở lại đây.

4. Blockchain giải áp cho những vấn đề chuỗi cung ứng

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều thành tựu về công nghệ thông tin cho loài người . Nổi bật hơn cả là công nghệ Blockchain vậy blockchain có tác động như thế nào lên chuỗi cung ứng

– Truy xuất nguồn gốc

– Theo dõi nguồn cung

– Quản lý hàng tồn kho

– Theo dõi lịch trình sản phẩm

Với sự hỗ trợ khâu quản lý quy trình của Blockchain chuỗi cung ứng sẽ có nhiều thời gian hơn để mở rộng, gia tăng quỹ thời gian khắc phục sự cố. Khi chuỗi cung ứng hoàn thiện tin chắc vấn đề phân bố lương thực không đồng đều sẽ được xử lý một cách triệt để nhất.

5. Tối ưu hóa quy trình sản xuất giảm thiểu lãng phí.

Thực phẩm xanh

Phân tích nguyên nhân cốt lõi dẫn đến lãng phí thực phẩm trên toàn cầu và ở Việt Nam, các chuyên gia cho rằng khâu bảo quản bằng công nghệ cung ứng lạnh mát có thể khắc phục việc thất thoát thực phẩm.

Ông David Appel – Chủ tịch Carrier Transicold & Refrigeration Systems chia sẻ:“Công nghệ và giải pháp mới không chỉ giúp cho chuỗi cung ứng lạnh-mát quản trị hiệu quả hơn, mà còn giúp giảm khí thải CO2, tăng cường hoạt động thương mại giữa các nước, giúp cải thiện nạn đói”.

Tại sao sự đổi mới lại cấp thiết hơn bao giờ hết trong giai đoạn này?

Trải qua 2 năm dịch bệnh thế giới đang bộc lộ rõ nhiều vấn đề , và ngành thực phẩm cũng vậy. Khi thấy được vấn đề và thích ứng nhanh đồng thời đổi mới hợp lý có thể biến giai đoạn khó khăn hiện tại trở thành bước đệm để phát triển xa hơn trong tương lai.

JT-BHR media

Similar Posts